
Vai trò của Kỹ thuật In Litho trong việc Kéo dài Định luật Moore
Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về in thạch bản là gì.
Kỹ thuật in thạch bản, ra đời cuối TK XVIII, được coi là phương tiện phát minh đồ họa hiệu quả cho nhiều nghệ sĩ vĩ đại nhất ở giai đoạn này. Trên con đường hoàn thiện kỹ thuật, in thạch bản không chỉ đảm nhiệm chức năng lưu giữ, thưởng ngoạn, mà còn kích thích thị hiếu người tiêu dùng, mở rộng những chức năng khác của nghệ thuật nhờ sự ra đời của loại hình áp phích (affiche/ poster) trước khi bước sang TK XX sôi động. Phần lớn các họa sĩ tiên phong của nghệ thuật hiện đại đều sử dụng in thạch bản để sáng tác và lưu giữ dấu ấn sáng tạo cá nhân.
Lịch sử tranh in đã chứng kiến sự dịch chuyển kỹ thuật in khắc gỗ từ phương Đông sang phương Tây, từ bản in Kinh Kim Cương sử dụng phương pháp in thủ công (TK IX, Trung Quốc) đến bản Gutenberg Bible do Johannes Gutenberg (1395-1468) sử dụng phương pháp in máy (TK XV, Đức); tiếp theo đó là in khắc kim loại gồm tranh khắc kim loại sử dụng phương pháp khắc nguội, khắc nóng (từ giữa TK XV, châu Âu) đã đánh dấu những bước tiến quan trọng trong lịch sử phát triển tranh in.
Được phát minh bởi nhà viết kịch người Đức Alois Senefelder (1771-1834) tại Munich vào năm 1796, phương pháp in thạch bản ra đời, đến đầu TK XIX đã nhanh chóng phổ biến ở châu Âu chủ yếu sử dụng để in áp phích, nhãn mác quảng cáo, tranh châm biếm, đồ họa sách... nhờ khả năng nhân bản và hiệu quả kinh tế từ kỹ thuật in này mang lại. Trong TK XIX, phương pháp in thạch bản, dù rất khó để đối sánh với các phương pháp in khắc gỗ và in kim loại ra đời từ nhiều thế kỷ trước, đã trở thành phương tiện sáng tác hữu ích cho các họa sĩ đương thời và là cơ sở phát triển các kỹ thuật in ấn hiện đại, trong đó có in offset (planography), một phương pháp in sách, báo, tạp chí, quảng cáo, tờ rơi và bản đồ thịnh hành từ những năm 50 TK XX. Đây cũng là giai đoạn nghệ thuật hiện đại ra đời và chứng kiến những cuộc cách mạng về phương tiện và kỹ thuật đồ họa tranh in.
Lý thuyết
In litho hoạt động dựa trên nguyên lý bề mặt phẳng, nơi các phần tử in và phần tử không in cùng nằm trên một bề mặt. Điểm khác biệt là các phần tử in được xử lý hóa học để hút mực và đẩy nước, trong khi các phần tử không in hấp thụ nước và đẩy mực. Quá trình in litho thường được thực hiện qua các bước chính:
Chuẩn bị bản in: Bản in litho được làm từ nhôm hoặc polymer, được xử lý để các khu vực in hút mực còn các khu vực không in hút nước.
Truyền mực: Trong quá trình in, nước được phủ lên bản in trước, sau đó mực in được phủ lên. Mực chỉ bám vào các khu vực cần in và được truyền từ bản in qua một tấm cao su trung gian, rồi từ tấm cao su này in lên giấy hoặc vật liệu khác.
Chạy máy in: Máy in litho có thể hoạt động ở tốc độ cao, tạo ra các bản in chất lượng với độ chính xác cao về màu sắc và chi tiết.
Công nghệ này thường sử dụng các loại mực dầu hoặc mực UV để đảm bảo độ bền màu và tính thẩm mỹ cao.
Nguyên lý hoạt động
Nguyên lý hoạt động của kỹ thuật in thạch bản là lợi dụng lực đẩy giữa dầu và nước, hai nguyên liệu này tách rời với nhau. Tức là, sử dụng hình ảnh ngược của các vết dầu trên bề mặt phẳng bằng chất liệu bất kỳ, ngâm vào nước và nhấc lên khỏi mặt nước. Lúc này, nước sẽ chảy vào các vị trí không bị dính dầu nhờ lực đẩy của dầu.
Sau đó, trống mực dầu tiếp tục lăn trên bề mặt (mực dầu có khả năng hòa tan trong dầu nhưng lại bị đẩy ra trong nước). Khi đó những chỗ dính nước thì lại không dính dầu, còn chỗ có dầu thì sẽ có mực, hình ảnh thu được sẽ tương đương với hình ảnh của vệt dầu ban đầu. Sau đó người ta sử dụng các vết dầu ngược này áp trực tiếp vào giấy hoặc bề mặt chất liệu in.
Ưu điểm và hạn chế
Khi nói đến in ấn, có một quan niệm sai lầm phổ biến rằng in thạch bản đã lỗi thời trong thời đại kỹ thuật số ngày nay. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải xem xét kỹ hơn để thực sự hiểu được những ưu điểm và hạn chế mà in thạch bản mang lại. Ưu điểm của in litho: 1. Chất lượng vượt trội: In litho cho phép tạo ra hình ảnh sắc nét, mang lại bản in chất lương cao thể hiện các chi tiết phức tạp và màu sắc sống động. 2. Tính linh hoạt: Cho dù bạn cần in trên giấy, bìa cứng, kim loại hay nhựa, in thạch bản đều có thể xử lý tất cả. Nó cho phép in được trên nhiều loại vật liệu, mang lại sự linh hoạt cho các dự án khác nhau. 3. Tiết kiệm chi phí cho số lượng lớn: Nếu bạn yêu cầu số lượng bản in lớn, in litho sẽ trở thành một lựa chọn tiết kiệm chi phí. Chi phí thiết lập ban đầu có thể cao hơn so với in kỹ thuật số, nhưng chi phí cho mỗi đơn vị sẽ giảm đáng kể khi số lượng tăng lên. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải thừa nhận những hạn chế của in thạch bản: 1. Thời gian xử lý lâu hơn: Không giống như in kỹ thuật số, in thạch bản bao gồm các quy trình thiết lập phức tạp và thời gian in dài hơn, điều này có thể dẫn đến thời gian xử lý dự án chậm hơn. 2. Ít phù hợp hơn cho thời gian ngắn: Do yêu cầu thiết lập ban đầu, in litho không phải là lựa chọn lý tưởng cho số lượng nhỏ. In kỹ thuật số cung cấp các giải pháp tiết kiệm chi phí hơn cho các lần in nhỏ hơn. 3. Tùy chỉnh hạn chế: Mặc dù in litho cung cấp chất lượng in tuyệt vời nhưng nó có thể không phải là lựa chọn tốt nhất để in dữ liệu có tính cá nhân hóa cao hoặc có thể thay đổi, điều này sẽ hiệu quả hơn nếu in bằng kỹ thuật số. Hiểu được lợi ích và hạn chế của in litho là rất quan trọng để đưa ra quyết định sáng suốt cho nhu cầu in ấn của bạn.
Cũ và Mới
Theo thời gian khi công nghệ phát triển thì kỹ thuật in thạch bàn hiện tại cũng có sự khác biệt với thời kỳ trước, cụ thể:
Công nghệ in thạch bản cũ:
- Sử dụng bề mặt là đá vôi, khắc hình ảnh bằng axit
- Thế kỷ thứ XIX bắt đầu sử dụng màu mực để in giúp bản in đẹp và sắc nét hơn
Công nghệ in thạch bản mới:
- Thay thế bề mặt đá vôi bằng nhựa dẻo hoặc kim loại với khả năng dính nước cao
- Có thể in các chi tiết nhỏ chỉ tính bằng nanomet với độ chính xác và sắc nét cao
Có thể thấy, công nghệ in thạch bản mới đã khắc phục nhiều hạn chế của công nghệ cũ, mang đến những bản in sắc nét, chính xác với độ phân giải cực cao, trong đó có cả những chi tiết phức tạp. Hiện nay, in thạch bản được ứng dụng nhiều trong các lĩnh vực như mạch điện tử, linh kiện vi cơ điện tử, vật liệu nano,…
Ứng dụng
In thương mại
In thạch bản được sử dụng để in sách, báo, tờ rơi, và các sản phẩm truyền thông đại chúng.
In nghệ thuật
Các nghệ sĩ sử dụng kỹ thuật in thạch bản để tái hiện tác phẩm với chất lượng cao, đặc biệt là tranh in.
Sản xuất bao bì
Bao bì sản phẩm, từ hộp giấy đến nhãn mác, thường được in bằng công nghệ này để đảm bảo độ sắc nét và bền màu.
Công nghệ bán dẫn
In thạch bản còn là cơ sở cho công nghệ sản xuất vi mạch điện tử, được sử dụng để tạo ra các chi tiết cực nhỏ trong chip và vi mạch.
Kết luận
In litho là một kỹ thuật in truyền thống nhưng không lỗi thời, nhờ vào khả năng tái hiện hình ảnh chất lượng cao và tính ứng dụng rộng rãi. Với sự phát triển của công nghệ và xu hướng sử dụng các ấn phẩm in ấn cao cấp, in litho tiếp tục giữ vững vị thế trong ngành in. Các doanh nghiệp có thể tận dụng kỹ thuật này để tạo ra các sản phẩm chất lượng, giúp gia tăng giá trị thương hiệu và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường.